Tin thị trường

Ngành Bao Bì Giấy Việt Nam 2019 – Những Chuyển Biến Mạnh Mẽ

20 Th.2 2020

Ngành bao bì giấy Việt Nam năm 2018 đã phải lao đao trước việc hứng chịu quá nhiều khó khăn. Ngoài vấn đề về nguồn nguyên liệu, bên cạnh đó là khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về tình trạng của ngành bao bì giấy Việt Nam 2019 sắp tới, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những dự báo cùng những tính toán chuẩn xác nhất, để mọi người có cái nhìn rõ hơn về những ưu điểm, bất cập hiện nay mà ngành bao bì giấy 2019 có được.

Những sự kiện của ngành bao bì giấy trong năm 2018

Ngành giấy năm 2018 đã chiếm tổng lượng tiêu thụ đến con số là 3.818 triệu tấn trên năm, chiến tỷ trọng 77.2% trên tổng lượng tiêu dùng các loại giấy. Tăng trưởng 20% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng về lượng cao nhất trong ngành bao bì giấy Việt Nam.

Trong tổng lượng đó thì có 3.17 triệu tấn giấy không tráng phấn, chiếm tỷ trọng 83%, giấy bìa tráng phấn đạt 648.400 tấn, chiến tỷ trọng 17%. Sản xuất giấy làm bao bì chiếm tỷ trọng cực kì cao trong ngành giấy, lên đến 81.3%. Giấy làm bao bì là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất đạt 641.000 tấn, chiếm tỷ trọng 79.2% trên tổng lượng các loại giấy và tăng trưởng đến 99% so với cùng kỳ.

Bên cạnh những con số nổi bật này, thì có những bất cập mà trong năm 2018 chúng ta cần phải giải quyết để phát triển trong năm 2019. Đầu tiên phải kể đến là nhu cầu giấy bao bì tại Trung Quốc giảm mạnh bởi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia.

Điều này dẫn đến giá giấy bao bì trên thị trường trong nước bị giảm một cách đáng kể. Sản lượng sản xuất và bán ra tuy ổn định, nhưng giá bán ra giảm mạnh, trong khi giá giấy nguyên liệu và các chi phí đầu vào tăng khiến doanh thu sụt giảm nhanh một cách chóng mặt.

Ngoài yếu tố chiến tranh thương mại của Trung Quốc và Mỹ, yếu tố tiếp theo là doanh nghiệp giấy trong nước phải chịu áp lực cạnh tranh từ thị trường nội địa, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp FDI. Đầu tư FDI vào ngành bao bì giấy Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 2 năm là 2017 và 2018, hiện đã chiếm hơn 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam, điều này tạo áp lực cực kì lớn cho các doanh nghiệp trong nước.